Lượng nước trong các bộ phận cơ thể chúng ta

`70% cơ thể chúng ta là nước. Vậy lượng nước trong từng bộ phận cơ thể là bao nhiêu? Đâu là cơ quan có tỷ lệ nước lớn nhất?

Lượng nước trong từng bộ phận cơ thể

nước trong cơ thể

Theo thống kê, tỷ lệ nước trong máu là 90%, phổi là 83%,  trong khi tại các bộ phận thận, gan, cơ là 79%. Bộ não có tỷ lệ nước là 75% và da là 64%. Đặc biệt, nước trong phần xương người cũng chiếm tới 31%.

Đó là lí do tại sao khi thiếu nước bạn sẽ ngay lập tức cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Một vài dấu hiệu cảnh báo quan trọng cơ thể bạn đang thiếu nước như:

  • Khô môi, da, mắt và tóc, cảm giác khát, khô họng;
  • Nổi mẩn, lỗ chân lông bị tắc dẫn đến nổi mụn, đỏ mắt;
  • Đi tiểu ít, dưới 2 – 3 lần/ ngày, nước tiểu có màu vàng đậm, có mùi nặng;
  • Bị táo bón;
  • Ra ít mồ hôi;

Không phải cứ 2 lít nước mỗi ngày là tốt

Mỗi ngày cơ thể con người mất trung bình khoảng 1,5 lít nước qua hơi thở và quá trình bài tiết. Vì vậy, chúng ta phải cung cấp nước cho cơ thể để thay thế phần mất đi. Chúng ta không nên đợi đến khi cảm thấy khát hoặc khô miệng rồi mới uống nước. Thiếu nước sẽ khiến cơ thể choáng váng, mệt mỏi, táo bón, da khô tróc, dễ nổi mụn, cơ bắp yếu mềm… Trầm trọng hơn là giảm huyết áp, niêm mạc khô, mắt sưng, mất định hướng, ngất và tử vong.

Thế nhưng, không phải lúc nào uống nhiều nước cũng là tốt. Uống nước quá nhiều so với sức chịu đựng của cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc nước. Thận bị quá tải, các chất điện giải giảm, cơ chế bài tiết nước tiểu bị ảnh hưởng. Hiện tượng đi tiểu nhiều, nước tiểu quá trong là biểu hiện của cơ thể bị thừa nước.

Do đó, lời khuyên uống 2 lít nước/ ngày hoặc 8 cốc nước (mỗi cốc 250 ml)/ ngày không thể áp dụng cho tất cả mọi người. Bạn nên uống nước dựa theo cân nặng, nhiệt độ của môi trường sống và tần suất vận động để đảm bảo tỷ lệ nước trong cơ thể toàn phần ở mức bình thường.

Uống nước đúng cách

Để tính lượng nước trung bình nên uống mỗi ngày, bạn có thể áp dụng công thức sau: Lấy số cân nặng cơ thể (kg) chia cho 30.

Ví dụ: Bạn cân nặng 60 kg thì nên uống 2 lít nước mỗi ngày.

Tuy nhiên, vận động viên hoặc những người tập thể hình, thể thao thường xuyên nên bổ sung nước nhiều hơn. Nó tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng, cường độ và thời gian tập luyện.

Đối với người tập thể hình hoặc chơi thể thao, bạn nên uống như sau:

2 giờ trước khi tập, uống từ 450 – 700 ml nước. 30 phút trước khi tập, uống thêm 230 ml nước. Bạn nên kiểm tra cân nặng trước để theo dõi cân nặng bị mất đi sau khi tập.

Trong lúc tập, cứ mỗi 15 phút là bạn uống thêm 230 ml nước.

Kết thúc buổi tập, bạn kiểm tra lại cân nặng. Bạn sẽ cần nạp 450 – 700 ml nước cho mỗi 0,45 kg mà bạn giảm được.

Lượng nước nạp vào cơ thể không chỉ bao gồm nước lọc, mà còn từ trà, nước ép, sữa động vật, sữa từ hạt… Những thực phẩm mà chúng ta ăn mỗi ngày như trái cây, rau củ, súp… cũng có thành phần được chuyển hoá thành nước. Vì thế, bạn không nhất thiết phải uống đủ lượng nước lọc phù hợp với cơ thể. Trừ khi bạn tập thể dục với cường độ mạnh hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng.

Lưu ý, nước ngọt, bia, rượu không thay thế cho nước uống thông thường để duy trì tỷ lệ nước trong cơ thể. Những loại nước này không được tính vào lượng nước nên uống mỗi ngày. Với phụ nữ có thai và đang cho con bú, lượng nước nên tăng thêm 414 – 946 ml/ngày, tùy theo nhu cầu của mỗi người để có đủ nước cho cơ thể mẹ và bé.

Lựa chọn các sản phẩm nước tinh khiết an toàn, chất lượng, giá thành hợp lí xem ngay: https://aviavietnam.vn/cua-hang/