Lễ Vu lan là ngày lễ quan trọng trong Phật giáo và phong tục Việt với ý nghĩa tri ân, tưởng nhớ và bày tỏ lòng hiếu kính với đấng sinh thành ở kiếp này và kiếp trước qua các nghi lễ trang trọng.
🔸 1. Ngày Vu Lan là gì? Ý nghĩa của ngày Vu Lan?
Ngày nay, lễ Vu Lan không chỉ đơn thuần là ngày lễ tôn giáo mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về việc trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” với tổ tiên.
Đối với người Việt, Lễ Vu Lan còn đánh dấu một mốc quan trọng trong văn hóa bản sắc dân tộc, thể hiện sự tôn trọng và tri ân đến cha mẹ và tổ tiên. Đây là một trong những ngày lễ trọng đại nhất của dân tộc Việt Nam và đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hoá và tín ngưỡng của người Việt.
Mỗi năm, người Việt ta thường tổ chức các hoạt động tôn vinh cha mẹ và tổ tiên như cúng dường, dâng hoa, dâng nước, pháp thoại thuyết giảng ý nghĩa Vu Lan báo hiếu.
🔸 2. Sự tích Vu Lan báo hiếu
Lễ Vu Lan bắt nguồn từ câu chuyện cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ của Đại đức Mục Kiền Liên. Ông là một trong hai đại đệ tử đáng kính của Phật Thích Ca. Sau khi đạt được chính quả, ông dùng phép thần thông và biết rằng mẹ mình là bà Thanh Đề đang phải chịu kiếp ngạ quỷ nơi địa ngục vì nhiều nghiệp ác đã gây ra lúc sinh thời.
Với lòng hiếu thảo, ông đã mang cơm đến cho mẹ nhằm mong bà vơi đi cảnh đói khát. Tuy nhiên, vì phải trả giá cho những nghiệp ác của mình, thức ăn khi vừa đưa lên miệng bà thì bất ngờ biến thành lửa đỏ.
Quá đau lòng trước tình cảnh ấy, Mục Kiền Liên đã quay về gặp Đức Phật mong tìm cách cứu mẹ. Đức Phật đã chỉ dạy rằng: “Người dù có thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu rỗi mẹ mình, chỉ có thể nhờ sự hợp lực của các vị chư tăng mười phương, hồi hướng công đức để tiêu trừ nghiệp ác mới có hy vọng giải thoát được. Và ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh các vị chư tăng, vì vậy hãy chuẩn bị các nghi lễ cúng vào ngày đó”.
Tuân theo lời dạy của Đức Phật, Mục Kiền Liên đã giải thoát được mẹ mình khỏi kiếp ngạ quỷ. Theo kinh Vu-Lan-bồn, Đức Phật cũng dạy rằng: “Chúng sinh muốn báo hiếu đối với cha mẹ cũng nên tuân theo cách làm này”. Từ đó, ngày lễ Vu Lan đã ra đời và tồn tại cho đến ngày nay.
🔸 3. Thời gian diễn ra ngày lễ Vu Lan
Lễ Vu Lan diễn ra cố định vào rằm tháng 7 (tức ngày 15/7) âm lịch hàng năm.
Nếu tính theo dương lịch, lễ Vu Lan thường rơi vào thời gian từ giữa đến cuối tháng 8, hoặc đầu tháng 9 hàng năm.
🔸 4. Những nghi lễ quan trọng ngày Vu Lan
– Chuẩn bị mâm lễ cúng Tổ tiên
– Nghi lễ “Bông hồng cài áo” ngày Vu Lan
– Đi chùa cầu an cho cha mẹ
– Thả đèn hoa đăng
Xem thêm: AVIA thành tâm dâng tháp nước mùa Vu Lan 2023
🔸 5. Những việc nên và không nên làm ngày lễ Vu Lan
Việc nên làm:
– Thăm viếng, dâng hoa, thắp hương lên mộ ông bà, tổ tiên
– Ăn chay, hướng thiện, làm việc tốt
– Đi chùa cầu an, tham gia các hoạt động trong Đại lễ Vu Lan
– Thăm hỏi, quan tâm cha mẹ, ông bà và dành tặng những món quà ý nghĩa.
Việc không nên làm ngày lễ Vu Lan:
– Mua sắm và đi chơi đêm
– Nhổ lông chân
– Phơi quần áo ngoài trời vào lúc chiều muộn và buổi tối
– Tắm, bơi lội dưới sông, ao hồ
– Khai trương, mở cửa hàng, xây nhà, cưới hỏi
– Sát sinh
– Gây gổ, làm điều xấu
🔸 6. Nước AVIA 3A – món quà ý nghĩa cho cha mẹ
Như đã nói ở trên, một trong những việc nên làm vào ngày lễ Vu Lan chính là dành tặng cho ông bà, bố mẹ những món quà ý nghĩa.
Bạn có thể lựa chọn nước tinh khiết AVIA 3A như một món quà sức khỏe tuyệt vời dành cho những người thân yêu của mình. Nước AVIA 3A không chỉ ngọt ngào và mát lạnh như nước mưa tự nhiên mà ông bà, bố mẹ đã từng uống ngày xưa mà còn mang đến sự an toàn tuyệt tối cho sức khỏe. Bởi nước AVIA 3A được sản xuất trên dây chuyền hiện đại hàng đầu với hệ thống lọc thông minh 10 cấp độ công nghệ Mỹ.
🎉 AVIA 3A – Mang yêu thương về nhà!
——————-
🇻🇳 CÔNG TY CỔ PHẦN AVIA 🇻🇳
☎️ Hotline: 1800 6030