“Nước nào mà chẳng là nước”, “uống 2 lít mỗi ngày là tốt rồi, sao phải phân biệt?” – đó là suy nghĩ phổ biến của rất nhiều người khi chọn mua nước uống đóng chai. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ sự khác biệt giữa nước khoáng và nước tinh khiết, bạn sẽ nhận ra rằng: không phải loại nước nào cũng giống nhau, và lựa chọn đúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn và gia đình.
Nguồn gốc: Không phải đều là… nước như nhau
Nước tinh khiết có thể bắt đầu từ bất kỳ nguồn nước nào: nước máy, nước giếng khoan, thậm chí là nước sông hoặc hồ. Sau đó, nước được đưa qua nhiều công đoạn xử lý như lọc, khử trùng, khử mùi, loại bỏ khoáng chất và vi sinh vật… để trở nên “tinh khiết” – tức là không còn gì ngoài H₂O.
Nước khoáng thiên nhiên lại khác hoàn toàn. Đây là loại nước được hình thành do tích tụ lâu năm trong lòng đất, đi qua nhiều tầng địa chất, hấp thụ các khoáng chất vi lượng tự nhiên như canxi, magie, kali, bicarbonat… Chính vì vậy, việc tìm ra một mạch nước khoáng đạt tiêu chuẩn là cực kỳ hiếm và tốn công.
Không phải doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện để khai thác loại nước này. Ngoài giấy phép của Bộ Y tế, việc khai thác còn cần đến giấy phép thăm dò – đánh giá trữ lượng – khai thác do Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hội đồng Đánh giá trữ lượng quốc gia cấp. Do tính quý giá và giới hạn, nước khoáng thiên nhiên còn được xếp vào diện tài nguyên quốc gia và phải đóng thuế tài nguyên khoáng sản.
Quy trình khai thác: Kẻ đơn giản, người cầu kỳ
Nước tinh khiết ngày nay có thể được sản xuất tương đối dễ dàng nhờ công nghệ lọc hiện đại. Chỉ cần nguồn nước đầu vào đạt mức tối thiểu (nước máy hoặc giếng khoan), sau đó qua các hệ thống lọc như màng RO, lọc than hoạt tính, tia UV, Ozone… là có thể đóng chai. Quá trình này tuy vẫn phải đảm bảo vệ sinh, nhưng cơ bản là xử lý để loại bỏ hết tạp chất, bao gồm cả khoáng tự nhiên.
Ngược lại, nước khoáng thiên nhiên không thể xử lý “mạnh tay” như vậy. Vì giá trị cốt lõi của nước khoáng nằm ở hàm lượng khoáng chất quý có trong nước, nên quá trình xử lý cần giữ nguyên được các khoáng vi lượng mà không làm biến đổi cấu trúc. Do đó, nước khoáng phải được đóng chai tại khu vực gần nguồn khoáng, sử dụng hệ thống đường ống khép kín và kiểm tra nghiêm ngặt từ vi sinh, hóa học đến các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Giá trị dinh dưỡng: Khoáng chất có lợi cho sức khỏe hơn bạn tưởng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong khi bữa ăn hằng ngày của người Việt còn thiếu 30–50% khoáng chất cần thiết, thì việc bổ sung khoáng qua nước uống là một giải pháp đơn giản – hiệu quả – an toàn. Đặc biệt, các loại nước khoáng hàm lượng thấp (TDS < 500mg/l) hoàn toàn phù hợp để sử dụng hàng ngày như nước lọc thông thường.
Nhiều người lo ngại rằng uống nước khoáng dễ gây sỏi thận – tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm, không có cơ sở khoa học. Trái lại, nếu chọn đúng loại nước khoáng phù hợp, bạn sẽ bổ sung được canxi, magie, natri, kali và nhiều vi lượng khác giúp:
-
Hỗ trợ cân bằng điện giải
-
Giảm nguy cơ chuột rút, căng thẳng cơ bắp
-
Tốt cho tiêu hóa và bài tiết
-
Hạn chế loãng xương ở người cao tuổi
-
Cải thiện độ ẩm và đàn hồi của da
Nên chọn nước khoáng hay nước tinh khiết?
Câu trả lời phụ thuộc vào mục đích sử dụng:
-
Nếu bạn cần nước để pha sữa cho trẻ nhỏ, pha thuốc, hoặc chế biến món ăn nhẹ nhàng, nước tinh khiết là lựa chọn an toàn.
-
Tuy nhiên, nếu bạn cần nước uống trực tiếp hàng ngày và muốn bổ sung khoáng chất tự nhiên từ thiên nhiên, thì nước khoáng là sự lựa chọn ưu việt hơn.
Đặc biệt, nước khoáng thiên nhiên từ những mạch nước sâu dưới lòng đát, như nguồn nước dùng trong sản phẩm AVIA 3A, còn được các chuyên gia Israel đánh giá là một trong ba nguồn nước ngon nhất Hà Nội – với vị ngọt thanh và cảm giác mát lành khác biệt.
Đừng xem thường nguồn nước bạn uống mỗi ngày
Suy nghĩ rằng “nước nào mà chẳng là nước” chính là lý do khiến nhiều người bỏ qua những lợi ích dài hạn mà nước khoáng mang lại cho cơ thể. Trong bối cảnh môi trường và thực phẩm đang ngày càng bị ảnh hưởng bởi hóa chất, thì một chai nước giàu khoáng chất, an toàn, khai thác chuẩn mực lại càng quý giá hơn bao giờ hết.
Hãy là người tiêu dùng thông thái, đọc kỹ nhãn mác, tìm hiểu nguồn gốc – và chọn đúng loại nước phù hợp với sức khỏe, nhu cầu và thói quen sinh hoạt của bạn.