Uống nước đúng cách sẽ tránh nguy cơ trụy tim

Vận động nhiều, toát mồ hôi khiến bạn háo nước và thói quen uống nước nhanh để thỏa mãn cơn háo nước lúc đó là một sai lầm.

Thói quen uống nước quá nhanh có nguy cơ khiến cho cơ thể bị mất điện giải và có nguy cơ bị trụy tim. Để tránh điều này bạn nên biết cách uống nước một cách khoa học.

Thói quen uống nước ảnh hưởng tới sức khỏe của mỗi chúng ta

Uống nước nhanh có nguy cơ trụy tim

Vận động nhiều, toát mồ hôi khiến bạn háo nước và thói quen uống nước nhanh để thỏa mãn cơn háo nước lúc đó là một sai lầm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng không lường. Rất ít người biết rằng, việc uống nước quá nhanh như vậy không chỉ làm máu loãng đột ngột, gia tăng gánh nặng cho tim mà còn làm mất điện giải và dẫn đến nguy cơ bị trụy tim.

Không chỉ vậy, uống nước quá nhanh còn làm bạn dễ bị nấc cụt và chướng bụng.

Ngoài uống nước nhanh thì một số thói quen uống nước phản khoa học khác cũng không có lợi cho sức khỏe như:

+ Uống nước đun đi đun lại nhiều lần

+ Uống nhiều nước trước khi đi ngủ

+ Uống nước ngọt có ga thay cho nước lọc

+ Uống nước khi ăn

+ Uống nước ngay sau khi vận động mạnh

+ Uống nước đun sôi để nguội quá hai ngày

Uống nước thế nào là đúng?

Đừng nghĩ đơn giản, uống nước chỉ là cầm cốc nước lên và uống là xong. Những yếu tố như: thời gian uống, loại nước uống, lượng nước uống,… rất quan trọng đối với sức khỏe cơ thể bạn.

Thời điểm tốt nhất để uống nước
+ Ngay khi thức dậy lúc sáng sớm, khi chưa ăn sáng, bạn nên uống khoảng 300ml nước. Đây là khoảng thời gian cơ thể hấp thu nước một cách dễ dàng nhất, bổ sung lượng nước mất trong đêm và giúp tinh thần bạn sảng khoái hơn.

+ Trước khi đi ngủ: Bạn nên uống một lượng nước nhỏ thôi, không nên uống nhiều để tránh mất ngủ và làm mắt bị căng mọc, sưng vào sáng hôm sau.

+ Uống trước khi ăn 30 phút hoặc sau ăn khoảng 2 – 2,5 giờ. Bởi nếu uống nước khi ăn hoặc sau khi ăn sẽ pha loãng dịch vị tiêu hóa của dạ dày, gây cản trở tiêu hóa.

+ Trước và sau khi vận động: Bạn nên uống khoảng 200 – 500 ml nước trước và sau khi vận động, đặc biệt là những cuộc vận động tiêu hao nhiều thể lực nhằm bổ sung dự phòng cho lượng nước sẽ bị mất, nên uống chậm và ngụm nhỏ.

Cần uống nước thường xuyên để bù đắp cho quá trình bài tiết làm mất nước và đảm bảo sự cân bằng cho chức năng hoạt động của tế bào, điều hòa nhiệt và cải thiện chức năng tim mạch.

Lượng nước cần uống trong ngày

Trong sinh hoạt bình thường hằng ngày, bạn cần uống từ 1,5 lít đến 2 lít nước để giúp cơ thể luôn giữ đủ lượng nước cần có. Không uống nước quá lạnh để đảm bảo sức khỏe dạ dày. Không uống quá nhiều nước.

Loại nước nên hạn chế uống

Một số người có sở thích uống nước đá, cũng có một số người thích uống nước nóng. Tuy nhiên, nếu uống nước quá nóng có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản và kích thích sự tăng sinh niêm mạc, rất dễ dẫn đến ung thư thực quản. Còn nếu uống nước lạnh có thể gây khó chịu đường tiêu hóa, có thể gây tiêu chảy. Do đó khi uống nước, tốt nhất là nên uống nước ấm, tức là phải đảm bảo không quá nóng cũng không quá lạnh.

MC (ST).