Rượu trong quan niệm của người xưa

Ngày xưa, ông cha ta chủ uống yếu uống rượu và trà, hai thú vui ấy cũng dẫn được nâng lên thành những nét văn hóa đặc biệt trong âm thực chứ không chỉ đơn giản là đồ uống. Bạn đang băn khoăn người xưa uống rượu như thế anfo? Tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Rượu là nét đẹp văn hóa

Khi xưa, các nhà nho – những người trọng lễ nghĩa, có học vấn khi mời rượu nhau gọi là “chén tạc, chén thù”. Trong đó, chủ rót rượu mời khách là tạc, khách đáp lễ là thù. Những cuộc vui các cụ thường có rượu, ngâm thơ và bình thơ vậy nên mới có chữ “bầu rượu, túi thơ”.

Trong Gia huấn ca của Nguyễn Trãi có viết:

“Đua chi chén rượu câu thơ

Thuốc lào ngọt nhạt, chén rượu thấp cao”.

Rượu sử dụng nhiều trong lễ nghi

“Vô tửu bất thành lễ” đó vẫn luôn là câu nói lưu truyền từ đời này qua đời khác để thể hiện tầm quan trọng của rượu trong lễ nghi.

Trong mọi buổi tiệc tùng, ăn uống không cuộc vui nào mà thiếu rượu ngon.

Trong những buổi tế lễ, cúng bái không thể thiếu được rượu

Trong những dịp lễ tết, đình đám, hội hè rượu vẫn luôn là thức uống hàng đầu được chuẩn bị sẵn sàng.

Những chuyện thú vị về rượu

Trong sách cổ, người ta còn xếp loại để phân biệt tửu lượng của từng người:

  • Tiên tửu: Rượu uống với người tri âm, tri kỉ, thổ lộ được với nhau những nỗi niềm tâm sự mà ngay cả người thân trong gia đình cũng không nói được. Lúc này càng uống càng tỉnh.
  • Phật tửu: Rượu uống say rồi ngủ khì
  • Cuồng tửu, Tục tửu: Rượu vào lời ra, nói năng văng mạng, ăn uống thô tục, gây gổ đánh nhau.
  • Ti tửu: Mượn chén rượu để khích bác, bói xấu nhau một cách vô liêm sỉ.

Người ta thường nói “trà tam, rượu tứ”. Mỗi nơi, mỗi người lại có cách lý giải về câu nói này khác nhau, xong không ai dám khẳng định đâu là đúng, đâu là sai mà những cách hiểu đó sẽ cùng tồn tại song hành với nhau, tùy cách nghĩ của mỗi người mà lựa chọn hướng giải thích.

Có người cho rằng, trà tam tức là trong những cuộc trà chỉ nên có 3 người, nhiều hơn hay ít hơn đều không thú vị. Rượu tứ tức là bữa rượu phải cso 4 người chạm chén, trò chuyện với nhau thì uống mới “thấm thía gan ruột”.

Trái lại, có thuyết cho rằng, trà tam tức là uống trà phải đủ 3 cốc mới thấm được hết vị ngọt, chát, thơm, ngon của trà. Với rượu phải 4 chén thì rượu mới ngấm được từ đầu lưỡi tới ngũ tạng, hương vị cay, nồng, cái men say lâng lâng và khoái cảm mà rượu mang lại lúc này nó mới ngấm, mới đã.

Bên cạnh đó, không ít người nghĩ rằng, trà tam đang ám chỉ phương pháp pha chế trà. Trà ngon là phải được pha đến nước thứ ba theo quy trình từng bước như sau: Nước một rửa trà, nước hai còn chát, đến nước ba độ ngon độ thơm của trà mới vừa phải, lúc này mới cảm được độ ngon của trà. Nếu để đến nước bốn thì trà đã nhạt và không còn ngon. Đối với rượu, thức uống này chỉ được tính là ngon khi sực nức cay nồng, không nhạt thếch, không cháy cổ, nhắm đến chén thứ tư là vừa đủ độ ngà quá là say mà ít là chưa tới. Những cái tên rượu nức tiếng thời xưa phải kể đến rượu tăm, quốc lủi.

Cụ Nguyễn Khuyến – Tam nguyên yên đổ đã viết:

“Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua”.

Tức là chỉ có những người đồng chí hướng, những người bạn thân thấu hiểu nhau trong những buổi trà chiều, buổi nhậu thì rượu mới ngon mà trà mới ngấm, lúc này mới dễ bày tỏ tâm tình, tâm sự.

Với bạn, đâu là cách thưởng rượu yêu thích?